Giới thiệu sách 4/2023 – “Trường Sơn ngày ấy”

13/04/2023
Trong không khí cả nước tưng bừng kỉ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023), tập thể lớp 6A5 xin giới thiệu với thầy cô và các bạn cuốn sách “Trường Sơn ngày ấy” “Trường Sơn ngày ấy” là một cuốn sách hay của Đại tá Phan Hữu Đại , người đã từng vào sinh ra tử suốt 11 năm trên khắp mọi nẻo đường của dãy Trường Sơn nên những gì ông kể lại trong cuốn sách đều vô cùng chân thực.
Trong không khí cả nước tưng bừng kỉ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023), tập thể lớp 6A5 xin giới thiệu với  thầy cô và các bạn cuốn sách “Trường Sơn ngày ấy”
          “Trường Sơn ngày ấy” là một cuốn sách hay của  Đại tá Phan Hữu Đại , người đã  từng vào sinh ra tử suốt 11 năm trên khắp mọi nẻo đường của dãy Trường Sơn nên những gì ông kể lại trong cuốn sách đều vô cùng chân thực.
Với một con người mà cả cuộc đời gắn với con đường lịch sử , huyền thoại như Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, có thể nói những cuốn sách do Đại tá Phan Hữu Đại viết đặc biệt có giá trị, là những tác phẩm hiếm hoi do chính người trong cuộc, những nhân chứng từng sống, chiến đấu trên con đường lịch sử này thực hiện.

 Như các thầy cô và các bạn đã biết: Đường Trường Sơn hay “đường mòn” Hồ Chí Minh là  mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua miền Trung, hạ Lào và Campuchia. Hệ thống giao thông này đóng vai trò cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí, khí tài để chi viện cho quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 16 năm (1959 - 1975) của thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) của Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các lực lượng công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này.
Đây là con đường còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là “Tuyến lửa”. Tuyến đường Trường Sơn cũng là nơi hứng chịu biết bao nhiêu bom đạn của giặc Mĩ nhưng cũng là nơi ghi dấu biết bao tấm gương chiến đấu, hi sinh  bảo vệ tuyến đường thông suốt, để miền Bắc được gần hơn với miền Nam ruột thịt. Và những sự hi sinh, gian lao vất vả ấy đều được đại tá Phan Hữu Đại ghi lại bằng những ngôn từ vô cùng chân thực trong cuốn sách.
Có thể nói qua lời kể của Phan Hữu Đại thì Trường Sơn mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là biểu tượng nổi bật của trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có thể nói, đây là một sự sáng tạo độc đáo về chiến lược của Đảng ta, là con đường huyền thoại thống nhất Bắc – Nam, là con đường liên minh, đoàn kết và chiến đấu thắng lợi của ba nước: Việt Nam – Lào – Campuchia anh em; là biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Với sự đóng góp vĩ đại ấy, con đường “huyền thoại” Trường Sơn - hay “Đường Hồ Chí Minh” đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà để cho toàn thể dân tộc Việt Nam cùng hát vang chung khúc ca khải hoàn vào hồi 11h 30 phút ngày 30/4/1975. 
Năm 1995, Phan Hữu Đại hoàn thành “Trường Sơn ngày ấy” và được bạn đọc, đặc biệt là những người lính từng chiến đấu ở Trường Sơn hồ hởi đón nhận. Qua phần giới thiệu sách chúng con hi vọng  quý thầy cô và các bạn hãy cùng đọc cuốn sách này tại thư viện nhà trường .  
Tập thể lớp 6A5
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 4/5 trong 9 đánh giá
Chia sẻ: