Phùng Khánh Linh và Vũ Thảo My lớp 8A4 xin được giới thiệu đến thầy cô và các bạn học sinh trường THCS Thăng Long cuốn sách có tựa đề "Hãy chăm sóc mẹ".

21/03/2023
“Mẹ đã đi lạc một tuần”, đó là những dòng đầu tiên của cuốn sách “ “Hãy chăm sóc mẹ”, một cuốn sách lột tả chân thực hình ảnh người mẹ thiêng liêng. Hôm nay, chúng con, Phùng Khánh Linh và Vũ Thảo My lớp 8A4 xin được giới thiệu đến thầy cô và các bạn học sinh trường THCS Thăng Long cuốn sách có tựa đề "Hãy chăm sóc mẹ".
“Mẹ đã đi lạc một tuần”, đó là những dòng đầu tiên của cuốn sách “ “Hãy chăm sóc mẹ”, một cuốn sách lột tả chân thực hình ảnh người mẹ thiêng liêng. Hôm nay, chúng con, Phùng Khánh Linh và Vũ Thảo My lớp 8A4 xin được giới thiệu đến thầy cô và các bạn học sinh trường THCS Thăng Long cuốn sách có tựa đề "Hãy chăm sóc mẹ".
“Hãy chăm sóc mẹ” là tiểu thuyết tiêu biểu nhất của nhà văn Shin Kyung Sook. Được xuất bản lần đầu tại Hàn Quốc vào năm 2008 với số trang là 323 trang. Xuyên suốt tác phẩm là những hồi ức về mẹ và nỗi day dứt trong lòng của những người con. Nội dung đầy sâu lắng này đã giúp tác phẩm trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết với 1 triệu bản riêng được bán tại Hàn sau 10 tháng phát hành, đạt giải Man Asian Literary Prize, giúp tác giả trở thành tác giả nữ đầu tiên đạt giải thưởng này.
Về tác giả, Shin Kyung-Sook sinh năm 1963 tại tinrg Jeolla, Hàn Quốc. Bác được sinh ra trong 1 gia đình nghèo khó và tốt nghiệp tại học viện nghệ thuật Seoul. Shin Kyung-Sook luôn gây ấn tượng mạnh với độc giả kể từ khi tác phẩm đầu tiên của bác ra đời. Lối kể chuyện của Shin Kyung-sook mang đậm chất tự sự, vừa tâm tình, vừa khẩn cầu tha thiết. Điều đó tạo nên sự nhịp nhàng của hơi thở đời thường trong dòng văn chương thấm đẫm chất thơ của Shin Kyung-sook. Bác có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về tình cảm gia đình như: Nỗi buồn lớn (1994), Cô gái viết nỗi cô đơn (1995), Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi (2010),... Về nội dung của tác phẩm, nhân vật chính là bà Park So Nyo- 69 tuổi- một bà mẹ Châu Á điển hình. Trong lần tới nhà con trai ở Seoul để tổ chức sinh nhật cho hai vợ chồng, bà bị lạc ở ga tàu điện ngầm. Ông đi trước, bà đi sau. Ông đã lên tàu, đến khi ngoảnh lại thì chẳng thấy bà đâu, lúc đó mới hay ông đã lạc mất vợ. Bốn chương truyện là hành trình tìm mẹ của những đứa con trong nỗi ân hận day dứt. Càng đi tìm, họ càng thấy những ký ức đẹp đẽ về mẹ, rực rỡ nhưng mờ ảo như ráng chiều, càng đi sâu càng đau lòng. Mẹ cả đời chắt chiu nuôi con ăn học, rồi từng đứa con theo giấc mộng thị thành ở lại lập nghiệp, rời xa gia đình, để lại cha mẹ già ở quê. Bi kịch của mẹ là đến cuối đời lại bị chính những đứa con đẩy ra khỏi cuộc đời chúng, tự xoay sở với già yếu, bệnh tật, đãng trí và lạc lõng cô đơn. Nỗi buồn của mẹ đọng lại thành nước mắt lấp lánh như sao mọc trên bầu trời yêu thương con. Bi kịch của bố là cả thanh xuân phiêu bạt, chạy theo những hấp lực bên ngoài, bỏ mặc vợ ở nhà, đến lúc muốn ở nhà thì thời gian của vợ đã cạn. Nỗi buồn và cô đơn vùi lấp người đàn ông già như căn nhà bị tuyết phủ sụp mái. Khi tình cảm với vợ bắt đầu sống lại thì hơi thở sự sống lúc này như ánh nắng chiều yếu ớt, chẳng đủ sức làm tan chảy lớp băng tuyết đã phủ dầy trên mái nhiều năm. Bi kịch dài nhất có lẽ là nỗi buồn của những đứa con suốt 9 tháng đi tìm mẹ không thấy. Cảm giác chống chếnh, lo sợ, thoang thoảng trong từng lớp ký ức đa chiều, cứ thế dẫn người đọc qua tháng năm, ngược xuôi giữa quá khứ- hiện tại để chạm tới sâu thẳm trái tim một đứa con, phần cảm xúc giấu kín dành cho mẹ ngây thơ, bé bỏng dại khờ đến tội nghiệp.
Thứ bi kịch nao lòng ấy, chỉ thấy trong tang lễ. Bi kịch đứa con nào cũng trải qua, bi kịch chung của triệu đứa con. Chẳng ai tránh được! Có một đoạn trích trong tác phẩm đã khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ và đồng cảm. Mọi điều đều có một thời điểm thích hợp để nói ra. Suốt cả cuộc đời mình, có khi bố đã không nói với mẹ con, có khi để tuột mất thời cơ, có khi lại đinh ninh là mẹ con đã hiểu rồi. Giờ đây bố cảm thấy có thể nói ra mọi điều, nhưng lại chẳng có ai nghe cả. Hay như câu nói của người em với người chị khi nghe tin mẹ đã mất cũng gây xúc động sâu sắc Chị…Chị có nghĩ chúng ta sẽ lại được ở bên mẹ dù chỉ một ngày thôi không? Chị có nghĩ em sẽ lại có thời gian để hiểu mẹ nữa không, để lắng nghe những câu chuyện của mẹ, để an ủi ước mơ xưa mẹ đã chôn vùi ở đâu đó trong dòng thời gian? Không cần một ngày, chỉ cần cho em vài giờ đồng hồ thôi cũng được, em sẽ nói với mẹ rằng em yêu tất cả những gì mẹ đã làm, em yêu người mẹ đã hoàn thành được tất cả những công việc đó, em yêu cuộc sống của mẹ, một cuộc sống mà không còn ai nhớ nữa. Rằng em tôn thờ mẹ. Mạch truyện nhẹ nhàng nhưng lôi cuốn và mê hoặc theo một cách rất riêng, mang đến cho tôi cái nhìn sâu sắc về những lát cắt "rất đời" trong cuộc sống. Giọng văn, cách dẫn dắt mượt mà, thắm thiết và chân thực đến đau lòng, khiến tôi vừa đọc vừa nghĩ đến mẹ mình mà cứ khóc mãi và chỉ muốn trở về nhà ngay để sà vào lòng mẹ. Gấp lại cuốn sách, tôi đã nhấc ngay lấy điện thoại để gọi cho mẹ tôi, một việc rất khác mọi ngày bởi tôi thường chỉ chờ mẹ gọi đến. Cuốn sách đã giúp tôi nhận ra rằng hóa ra đôi khi tôi hẵng còn vô tâm với mẹ, luôn coi những điều hiển nhiên mà chẳng mảy may biết ơn, hay cáu gắt với mẹ và chỉ làm mẹ buồn." Đó là  nhận xét của một một độc giả sau khi đọc xong cuốn sách này – một  cuốn sách khiến cho người đọc không thể cầm đc nước mắt mỗi khi đọc từng trang sách và thấm thía từng câu chữ. Phần là câu chuyện về sự chuyển dịch của xã hội Hàn Quốc từ nông thôn ra thành thị, phần là khúc ca về sức mạnh của mối ràng buộc gia đình được hình thành từ sự quên mình của người phụ nữ; đây là một tác phẩm vô cùng cảm động.
”Hãy chăm sóc mẹ – tên cuốn tiểu thuyết cũng chính là lời nhắn nhủ của tác giả dành cho những người đang còn mẹ hay những ai đang vô tâm làm mẹ phải buồn lòng: hạnh phúc tuyệt vời nhất là khi chúng ta vẫn còn có mẹ. Bởi vậy, hãy luôn yêu thương và chăm sóc mẹ; đừng để lúc mẹ đi lạc hay bị mất đi, mới nhận ra được mẹ quan trọng như thế nào. Lúc đó thì đã quá muộn màng! Trong cuộc sống này, không chỉ cha, mẹ, gia đình, mà là bất cứ ai mà bạn yêu thương, hãy thể hiện tình cảm khi còn có thể, đừng để một mai khi không còn cơ hội, khi đó mới cảm thấy tiếc nuối. Chẳng giáo điều thông điệp lộ liễu, Shin Kyung Sook khiến người đọc mãi đắm chìm trong từng dòng văn giản dị, dưới mỗi chi tiết đời thường được chọn lọc đắt giá. Từng mô tả nhỏ về mẹ chẳng có chỗ thừa. Mẹ là mảnh ghép nhặt nhạnh từ những điều tầm thường hàng ngày từ bữa cơm, cái bánh, góc sân, hiên nhà, nhặt trong câu nói, từng nụ cười, từng ý nghĩ vẩn vơ… Những mảnh ghép nhỏ bé ấy suốt cuộc đời gom thành mẹ vĩ đại, tạo thành người mẹ can trường, mạnh mẽ, bất chấp những xô đẩy cuộc đời, hoàn thành trách nhiệm tự nhiên trao cho. Mẹ còn là hiện thân của quá khứ tươi đẹp, của quê hương xóm làng.
Lạc mẹ không chỉ mất đi chỗ dựa, mà còn mất đi nơi quay về, mất đi cái rễ gắn mình vào mạch sống. Và chính những thứ tầm thường Shin Kyung Sook nhăt về phải chăng là gợi ý cho ta. Cuộc đời mẹ có phải là hình mẫu để ta tìm ra cách sống xứng đáng, bớt hối hận nốt phần đời còn lại. Nếu ví mẹ là mặt trời thì ở bên mẹ lúc về già giống như nỗi buồn khi chiều tàn. Mặt trời đã rọi sáng cả một ngày cho ta săn đuổi ước mơ, dẫu biết mặt trời sẽ lặn nhưng chẳng thể ngăn được. Cách duy nhất là sống trọn vẹn khi ngày vẫn còn, và tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của hoàng hôn, trân trọng ánh nắng cuối cùng đến khi ánh nắng ấy vuột tắt.
Bài giới thiệu sách của bọn con đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!
Phùng Khánh Linh và Vũ Thảo My lớp 8A4
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 4/5 trong 38 đánh giá
Chia sẻ: